fbpx

Coach mình trước khi coach người khác” được chị Quách Hương, Chủ tịch của CLB Coach Hà Nội (HCC) rất tâm đắc và luôn áp dụng đối với bản thân mình. Dấn thân vào một ngành nghề còn vô cùng mới mẻ tại Việt Nam, bỏ lại sau lưng một sự nghiệp đáng kể, điều gì đã khiến người phụ nữ nhỏ nhắn này lại tin rằng nghề Chuyên gia Khai vấn (Coach) là một nghề mang rất nhiều ý nghĩa và xứng đáng để theo đuổi. Hãy cùng trò chuyện với chị để hiểu thêm về triển vọng của nghề Coach.

Vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ 3 năm rưỡi của mình tại Đại sứ quán (ĐSQ) Anh ở Myanmar, điều tôi chắc chắn là với kinh nghiệm làm việc của mình, nếu muốn, tôi có thể dễ dàng có một vị trí quản lý ở các tổ chức quốc tế khác. Tuy vậy, từ khá lâu trước đó, trong tôi luôn có một mong muốn thôi thúc mình thay đổi. Tôi muốn chia sẻ những gì mình đã học, đã trải nghiệm trong công việc, trong cuộc sống và đặc biệt là trong hành trình tâm linh của mình để giúp người khác phát triển. Mặc dù hoàn toàn chưa biết phải làm gì và làm thế nào, tôi biết mình muốn thay đổi, muốn được làm công việc mà mình thật sự đam mê, đồng thời phải là một công việc có ý nghĩa. Ngoài ra công việc đó cũng cần phải đảm bảo cuộc sống của tôi và gia đình.

Sau hơn 20 năm làm việc, tôi quyết định tự thưởng cho mình 6 tháng tự do. Trong thời gian nghỉ, tôi không nộp đơn cho bất cứ công ty nào, tôi dành toàn bộ thời gian cho bản thân, đọc sách, thiền, suy ngẫm, và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: ‘Tôi thực sự muốn làm gì trong quãng đời còn lại của mình?’. Vào tháng thứ 7 thì tôi quyết định sẽ làm học và làm coach.

Để đi đến quyết định này, tôi đã phải đọc và tìm hiểu rất nhiều, tự tìm hiểu qua internet, qua phỏng vấn những người đã và đang làm coach ở Vietnam và thực tế là số lượng này rất ít. Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy đây chính là công việc mà mình mong muốn, càng học càng tìm hiểu tôi càng thích coach vì bản chất nhân văn và các triết lý của coach phù hợp vói những giá trị tôi theo đuổi.

1. Chào chị, đang là một nhân sự cấp cao tại Bộ phận phát triển (DFID), Đại sứ quán Anh tại Myanmar, nghĩa là chị đang có cơ hội trở thành một công dân toàn cầu vốn là niềm mơ ước của rất nhiều người, chị lại chuyển ngang sang nghề Coach, một nghề còn rất lạ lẫm tại thị trường Việt nam. Điều gì đã thôi thúc chị đến với quyết định này?

Đúng là tôi đã có duyên với nghề coach từ cách đây hơn 10 năm, vào khoảng 2008. Khi đó tôi may mắn được lựa chọn tham gia một chương trình phát triển lãnh đạo, và được coach bởi một coach người Anh. Nhóm chúng tôi, những người tham gia chương trình đó sau này đã lên thay thế gần như toàn bộ các vị trí cố vấn và quản lý người Anh tại DFID.
Tuy nhiên, tôi luôn tin rằng mọi việc xảy ra trong cuộc đời mình đều có lý do và thời điểm của nó. Sự thay đổi chỉ diễn ra khi đã hội tụ đủ nhân duyên. Đối với tôi, lý do thay đổi nghề nghiệp xuất phát từ việc tôi luôn cảm thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, và tôi cần phải làm gì đó để chia sẻ và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Sự may mắn ở đây không có nghĩa về vật chất, mà cả về tinh thần, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, và các mối quan hệ.

Nghề coach không chỉ lạ lẫm với người Việt mà thực ra vẫn là một nghề mới mẻ trên thế giới. Nghề coach chỉ thực sự lan rộng ra xã hội khi nó được ứng dụng vào trong lĩnh vực lãnh đạo và phát triển con người. Trường đại học Coach đầu tiên được thành lập là vào năm 1994 và Liên đoàn Coach Quốc tế (ICF) được thành lập để đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp cho coach mới chỉ thành lập cách đây khoảng 20 năm.

Khi tôi mới bắt đầu làm coach có những người nói với tôi rằng, coaching không phù hợp với văn hoá Việt Nam vì người Việt thường sẽ lựa chọn chia sẻ với bạn bè, người thân v.v. Nhưng điều đó không đúng từ trải nghiệm thực tế của cá nhân tôi. Giống như nhu cầu của con người, cùng thay đổi với sự phát triển của xã hội, rất nhiều công việc hiện nay rất phát triển nhưng hoàn toàn không tồn tại cách đây 10-15 năm. Coach đáp ứng được nhu cầu của những cá nhân/tổ chức muốn thay đổi và phát triển hiệu quả. Coach cũng đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề theo cách cá nhân hoá và đảm bảo sự bí mật, riêng tư. Tôi tuyệt đối tin tưởng vào triển vọng phát triển của công việc này trong tương lai.

2. Như chị vừa chia sẻ, nghề Coach như đã có duyên với chị từ nhiều năm trước. Tuy nhiên vì sao đến bây giờ chị mới quyết định theo đuổi nghề? Theo chị lý do gì đến nay nghề Coach vẫn còn lạ lẫm với phần lớn người Việt?

Có những người nghĩ rằng tôi buông bỏ khi lựa chọn công việc này, nhưng thực tế không phải như vậy. Khi chấp nhận làm coach tôi biết sẽ dấn thân vào một công việc đòi hỏi mình phải liên tục học hỏi để hoàn thiện bản thân, tôi sẽ phải làm những việc mà trước đây tôi hoàn toàn không bao giờ nghĩ mình sẽ làm, ví dụ như phát triển công ty v.v.

Với niềm đam mê và yêu thích công việc khai vấn một cách tự nhiên, 20 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức quốc tế, cộng với những kiến thức về phát triển bản thân và tâm linh tôi đã tích luỹ được, thì bản thân việc khai vấn không phải là quá khó đối với tôi (thực tế là trong những năm làm việc trước đây tôi cũng đã từng khai vấn và huấn luyện nhiều nhân viên trong đó có cả nhân viên nước ngoài). Thách thức lớn nhất đối với tôi là làm kinh doanh, là marketing, truyền thông, là tìm kiếm khách hàng… vì tôi không phải là người có tư duy làm kinh doanh. Tuy nhiên, để được làm việc mình thích, tôi phải chấp nhận học và vượt qua nỗi sợ phải làm những việc mình không thích.

Ngoài ra, một thách thức khách quan khác là coach vẫn còn là một nghề non trẻ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Công chúng hầu như chưa biết đến khái niệm coach. Có nhiều cách hiểu sai lệch về coach dẫn đến sự nhầm lẫn, các khái niệm về coach còn chưa rõ ràng, và các cơ hội để học tập và phát triển nghề còn cực kỳ hạn chế. Chính vì những lý do này, chúng tôi cùng nhau thành lập CLB Coach Hanoi (HCC) với mong muốn tạo ra một sân chơi để những người làm coach và quan tâm đến coach một cách nghiêm túc có một cộng đồng để cùng học tập, giao lưu và phát triển.

3. Theo quan điểm của chị, tại sao việc coaching lại quan trọng? Có những khó khăn nào trên con đường khai phá nghề nghiệp mới này của chị?

Ngoài một những thách thức khách quan như tôi vừa đề cập, thì một thách thức chủ quan, xuất phát từ chính các coach đó là khả năng duy trì trạng thái well-being (sự cân bằng về thể chất, tâm trí, cảm xúc và tinh thần) của coach. Một coach giỏi, ngoài những kỹ năng mang tính kỹ thuật như kỹ năng lắng nghe sâu, kỹ năng đặt câu hỏi mạnh mẽ, kỹ năng đưa phản hồi, họ còn phải là một người tích cực, lạc quan và giàu năng lượng, khả năng kiểm soát tâm trí và cảm xúc tốt để không bị cuốn theo những vấn đề của khách hàng.

Khai vấn chuyển hóa (transformational coach) có khả năng tạo ra sự thay đổi tư duy và hành vi lâu dài của người được coach, để đạt được sức mạnh này, bản thân coach cũng phải là người có khả năng chuyển hoá chính bản thân mình và làm mạnh mình mỗi ngày, vì mỗi coach chính là một tấm gương để khách hàng của họ hướng tới.

Tôi hi vọng buổi hội thảo này sẽ giống như một chuyến hành trình hướng vào bên trong, để giúp các bạn hiểu, trải nghiệm và tìm ra những góc khuất của bản thân để hoàn thiện mình, hay nói một cách khác bạn có thể học cách coach bản thân để có thể coach người khác tốt hơn.

4. Lựa chọn chủ đề “well-being” trong nghề Coach cho sự kiện vừa rồi tại Hà nội, chị có lý do gì đặc biệt không?

Ngoài một những thách thức khách quan như tôi vừa đề cập, thì một thách thức chủ quan, xuất phát từ chính các coach đó là khả năng duy trì trạng thái well-being (sự cân bằng về thể chất, tâm trí, cảm xúc và tinh thần) của coach. Một coach giỏi, ngoài những kỹ năng mang tính kỹ thuật như kỹ năng lắng nghe sâu, kỹ năng đặt câu hỏi mạnh mẽ, kỹ năng đưa phản hồi, họ còn phải là một người tích cực, lạc quan và giàu năng lượng, khả năng kiểm soát tâm trí và cảm xúc tốt để không bị cuốn theo những vấn đề của khách hàng.

Khai vấn chuyển hóa (transformational coach) có khả năng tạo ra sự thay đổi tư duy và hành vi lâu dài của người được coach, để đạt được sức mạnh này, bản thân coach cũng phải là người có khả năng chuyển hoá chính bản thân mình và làm mạnh mình mỗi ngày, vì mỗi coach chính là một tấm gương để khách hàng của họ hướng tới.

Tôi hi vọng buổi hội thảo này sẽ giống như một chuyến hành trình hướng vào bên trong, để giúp các bạn hiểu, trải nghiệm và tìm ra những góc khuất của bản thân để hoàn thiện mình, hay nói một cách khác bạn có thể học cách coach bản thân để có thể coach người khác tốt hơn.

Rất cám ơn chị về cuộc trò chuyện thân mật này, hi vọng được gặp chị trong những buổi phỏng vấn khác thời gian tới!


Đôi nét về Coach Quách Hương

Chuyên gia Khai vấn Lãnh đạo, Người sáng lập Công ty Khai vấn Coach For Life, đồng thời là Chuyên gia khai vấn của hai tổ chức trên thế giới Marshall Goldsmith Stakeholder Centre Coaching và BTS Coach International.
Cử nhân ĐH Sư phạm Ngoại ngữ và ĐH Kinh tế Quốc dân. Thạc sĩ MBA, chương trình cao học CFVG.

Trước khi trở thành chuyên gia khai vấn (coach), coach Quách Hương có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc cho văn phòng DFID, ĐSQ Anh tại Việt Nam, Thái land và Myanmar. Gần đây nhất, cô giữ vị trí Giám đốc Quản lý Thay đổi tại DFID, ĐSQ Anh tại Yangon, Myanmar. Cô có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực Quản lý Dự án, Quản trị Nhân sự, Quản lý Tài chính, Lãnh đạo Thay đổi và Phát triển Tổ chức.

Những khách hàng làm việc với Coach Quách Hương được truyền cảm hứng từ cách cô duy trì sự cân bằng giữa bình an nội tâm và thế giới bên ngoài, nhờ đó có được cả thành công trong công việc và sự hài lòng mãn nguyện trong cuộc sống. Việc kết hợp sức mạnh tinh thần với công cụ khai vấn tạo ra sự chuyển hóa lớn lao ở những khách hàng đã từng được cô khai vấn.