fbpx

Tạo thiện cảm (Rapport) trong huấn luyện là kỹ năng quan trọng nhất để thiết lập nền tảng cho một mối quan hệ huấn luyện thành công và hiệu quả.

Vậy “thiện cảm” (Rapport) là gì? Làm thế nào để nhận biết khi nào đạt được sự thiện cảm trong huấn luyện (Coaching)

Thiện cảm – Rapport – bắt nguồn từ  mối quan hệ chặt chẽ trong giao tiếp giữa người với người và thường được mô tả như một loại cảm giác ấm áp  và an toàn xuất phát từ sự tin tưởng, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

Bạn có thể nhận biết “sự hành thành của thiện cảm” khi bạn nhận thấy buổi huấn luyện giữa bạn (coach) và khách hàng (Coachee) diễn ra một cách trôi chảy. Lúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống của khách hàng trong câu chuyện của họ, bạn sẽ có cảm giác như đang nói chuyện với một người bản thân. Khi bạn tạo được thiện cảm tốt, khách hàng của bạn sẽ mở lòng và họ sẽ sẵn sàng chia sẻ và thảo luận cùng bạn về những cảm xúc tận sâu bên trong họ chứ không còn chỉ dừng lại ở nhưng sự thật mà thông tin bên ngoài.

Thiện cảm dễ dàng được thiết lập khi “phối hợp” (matching) và “phản chiếu” (mirroring) nhịp nhàng những yếu tố sau:

► Ngoại hình
► Ngôn ngữ hình thể
► Chất giọng
► Ngôn từ

 

​1. Ngoại hình:

“People like people like themselves” – tạm dịch là “con người thường thích những người giống bản thân chúng ta”.  Đúng vậy, việc quan sát vẻ bề ngoài thường tạo ra khuynh hướng trong tiềm thức để đi đến kết luận một người có thực sự giống chúng ta hay không. Và sự so sánh này lại tác động không nhỏ đến việc tạo dựng niềm tin và nền móng cho một cuộc đối thoại.

Cách ăn mặc cũng là một yếu tố cần lưu ý trong việc tạo thiện cảm.  Ăn mặc phù hợp với đối tượng chúng ta sẽ gặp tạo ra một hiệu ứng tích cực đến việc củng cố sự tin tưởng đối với đối phương. Hãy dành thời gian tham khảo về phong cách ăn mặc của khách hàng trước mỗi buổi gặp mặt. Một buổi huấn luyện với một người làm kinh doanh sẽ đòi hỏi bạn dành thời gian để lựa chọn trong phục lịch sự hơn là một buổi huấn luyện với một sinh viên mới ra trường.

  1. Ngôn ngữ hình thể:

Một trong những chỉ số đánh giá sự thành công trong việc tạo thiện cảm là sự phối hợp và phản chiếu những tư thế và cử chỉ. Người đối diện với bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi họ nhìn thấy bạn mà như nhìn thấy chính bản thân mình trong gương, hãy thử quan sát xem người đối diện với bạn đang ngồi bắt chéo hay duỗi thẳng chân, họ tựa người về sau hay cúi người về trước, họ di chuyển tay trong lúc nói như thế nào….đấy là những dấu hiệu dễ dàng quan sát và áp dụng.

Bên cạnh đó, thiện cảm có thể được xây dựng bằng những cách tinh tế hơn như điều chỉnh hơi thở hoặc cái nháy mắt theo cùng một nhịp. Càng thực hành, sẽ đến một lúc bạn nhận thấy việc “phản chiếu” để “phối hợp” với người đối diện diễn ra rất tự nhiên mà bạn không cần phải nổ lực để điều chỉnh.

  1. Chất giọng:

Hãy tưởng tượng, có một ngày, con bạn đi học về đến nhà và gào to rằng “Con không muốn đi học, con ghét trường học…”. Những lúc này bạn nên phản ứng thế nào? Việc la mắng đứa trẻ sẽ dễ dàng tạo ra cảm giác chống đối và bực dọc nơi đứa bé. Vậy tại sao chúng ta không cùng cất cao giọng và gào to rằng “Con nói đúng, mẹ cũng ghé đi làm, mẹ cũng rất ghét công ty của mẹ, từ ngày mai, chúng ta hãy cũng ở nhà và không cần đến trường hay công ty nữa”. Chính lúc này, chỉ bằng giọng nói, bạn đã đứng về cùng một phía với đứa bé và đứa bé đó sẽ dễ dàng cảm thông và chia sẻ với bạnKhi đã ở cũng một tần số về cảm xúc, bạn hãy bắt đầu dẫn dắt một cuộc đối thoại mới  với giọng nói nhẹ nhàng hơn “Nhưng chúng ta sẽ sống thế nào nếu mẹ không đi làm nhỉ? …..” để giải thích những điều mà trường học và công ty mang lại cho bạn và bé…

Như bạn thấy đấy, việc “phản chiếu” và “phối hợp” trong giọng nói cũng tạo ra những hiệu ứng không kém phần quan trọng trong việc tạo thiện cảm với người đối diện.

  1. Ngôn từ:

Khi một người nói về “quả táo”, bạn có hình dung được “quả táo” mà họ đang nói đến sẽ như thế nào không? Họ có thể đang nghĩ về một quả táo xanh, một quả táo đỏ chín mọng hoặc một sản phẩm của Apple… Chúng ta không biết ý nghĩa mà người đó đặt vào trong từ ngữ họ dùng. Thế nên, việc suy đoán và dùng một từ khác mà chúng ta nghĩ có tính chất tương tự có khả năng làm giảm sự thiện cảm mà bạn đang xây dựng. Việc lập lại những từ ngữ quan trọng mà khách hàng dùng trong một cuộc đối thoại huấn luyện rất quan trọng vì điều đó cho họ thấy rằng, họ đang được lắng nghe!

 

(Nguồn: Vietnam Coaching Institue – VCI)